Quy trình kế toán tổng hợp

 1. KÊ KHAI THUẾ GTGT

- Hoá đơn phải đầy đủ thông tin chính và chuẩn xác

Tên Công ty

Địa chỉ Công ty

Mã số thuế

Số tiền (bằng số, bằng chữ)

- Trường hợp ghi sai:

- Chưa xé hoá đơn khỏi quyển hoá đơn thì tốt nhất là huỷ (gạch chéo) viết tờ khác

- Đã xé hoá đơn khỏi quyển hoá đơn:

+ Cả bên mua và bên bán chưa kê khai thuế thì huỷ (gạch chéo) viết lại tờ khác kèm theo biên bản thu hồi hoá đơn (Theo mẫu)

+  Một trong 2 bên đã kê khai thuế thì huỷ (gạch chéo) viết lại tờ khác (ghi rõ thay thế cho HĐ sê ri ... số ... ngày tháng năm) kèm theo biên bản thu hồi hoá đơn (Theo mẫu)

- Các điểm lưu ý khi sử  dụng hoá đơn:

+ Tất cả các chi phí  >200.000đ phải có hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn thông thường

+ Tất cả chi phí <200.000đ có thể dùng hoá đơn bán lẻ nhưng hạn chế dùng, không lạm dụng kê nhiều.

+ Hoá đơn được cung cấp bởi các DN đáng tin cậy, tránh DN ma (kể cả ma tinh vi - có kê khai thuế nhưng không có hàng thực tế, hoặc mua A bán B)

+ Hoá đơn bán ra khi đã xuất bắt buộc phải kê khai đúng ngày tháng năm phát hành hoá đơn (cố tính hoặc quên kê khai đều bị phạt như nhau)

+ Hoá đơn mua vào nếu quên hoặc chưa về kịp có thể kê khai sang tháng sau

+ Trường hợp Công ty đã xuất hoá đơn, sau bị giảm trừ quyết toán thì trên hoá đơn xuất ra ghi rõ giảm theo quyết toán số ... ngày…. tháng .... và hoá đơn đã xuất sê ri .... số..... ngày….tháng.. khi kê khai trên tờ hàng hoá bán ra ghi âm (-) doanh thu và số thuế phải nộp

+ Trường hợp đã kê khai mới phát hiện sai phải ghi tăng, giảm về đúng số tiền thuế.

+ Không được nộp tờ khai thuế, tiền thuế quá ngày quy định nếu nộp muộn sẽ bị phạt (Hiện nay công ty kê khai thue tháng nộp chậm nhất vào ngày 20 tháng sau, công ty kê khai theo quý nộp chậm nhất ngày 30 tháng sau )

+ Tờ báo cáo sử dụng hoá đơn nộp theo quý

+ Bí quyết lập tờ khai chính xác:

B1: Tiếp nhận, sắp xếp hoá đơn theo thứ tự ngày tháng

B2: Cập nhập vào phần mềm kê khai thuế

B3: Đánh số thứ tự  trên tờ khai thuế lên tờ hoá đơn (bằng bút chì), nếu hoá đơn của tháng trước thì ghi ký hiệu nên tờ hoá đơn thuế kê khai ở tháng nào

B4: So sánh kết quả tờ khai thuế với sổ cái TK 1331, TK3331 trên kế toán nội bộ, kế toán thuế.

+ Giá trị hoá đơn (bao gồm cả thuế GTGT) > 20.000.000đ thì phải chuyển khoản mới được khấu trừ thuế GTGT. Trên tờ khai thuế ghi rõ UNC của NH nào, ngày chuyển tiền, xin mẫu 08 đăng ký tài khoản ngân hàng của bên bán để kẹp hồ sơ. Nếu chưa thanh toán phải ghi rõ thanh toán chậm theo hợp đồng số .. ngày tháng.

 

2. KÝ HIỆU, MÃ ĐỐI TƯỢNG

- Số thứ tự phiếu: xx/xxx hoặc xx/xx (TH Cty ít chứng từ /tháng)

xx: số tháng

xxx: số thứ tự phiếu

VD: 01/01, 01/02 . 02/01, 02/02

- Mã khách hàng: KH01001 hoặc KH0101 (TH Cty ít khách hàng)

KH: Khách hàng

01: Nhóm KH (Cty cổ phần, Cty TNHH )

001: Số thứ tự trong nhóm

 

- Mã người bán: NB01001 hoặc NB0101 (TH Cty ít người bán)

NB: Người bán

01: Nhóm KH (Cty cổ phần, Cty TNHH )

001: Số thứ tự trong nhóm

VD: NB01001: Cty CP Thiên Sinh

NB02001 Cty TNHH Duyên Phúc

 

- Mã Ngân hàng  XX0101

NH: Ngân hàng

01: Nhóm NH (Nhà nước, TM)

01: Số thứ tự trong nhóm

VD: NH0101: Ngân hàng TM CP Công thương VN - CN Lê Chân

 

- Mã nhân viên XX0101

XX: Ký hiệu tên Cty

01: Nhóm NV (Ban GĐ, Phòng KT )

01: Số thứ tự trong nhóm

VD: SV0101: Trương Duy Thắng (Cty Sao việt - Tổng GĐ)

 

- Mã SP, CT  XX000000

CT: Công trình

00: năm phát sinh CT

00: tháng phát sinh CT

00: ngày phát sinh CT

              VD: CT110115: Lắp đặt Camera theo HĐ số 05 ngày 15/01/2011

 

- Mã vật tư thường từ 6 đến 10 ký tự (tính cả chữ và số), ưu tiên cho viết tắt tên vật tư, sắp xếp theo nhóm vật tư, nếu chọn tổng số ký tự là bao nhiêu thì phải nhất quán.

- Mã TSCĐ: ưu tiên nhóm theo bảng tài khoản

HH01001:

HH: Tài sản hữu hình

01: Ký nhiệu nhóm

001 Số thứ tự trong nhóm

 

VH01001:

VH: Tài sản vô hình

01: Ký nhiệu nhóm

001 Số thứ tự trong nhóm

- Nội dung diễn giải: Phải ngắn dọn, đủ ý, nhất quán

VD: Chi tiền lương T01/11, VP;              Chi tiền lương T02/11, VP

Chi tiền cước ĐT T01/11,                        Chi tiền cước ĐT T02/11

Tính khấu hao TSCĐ Quý 01/11;            Tính khấu hao TSCĐ Quý 02/11;

3. CHỨNG TỪ NGÂN HÀNG

- Số liệu của báo cáo NH (TK 1211) phải khớp với sổ phụ NH không được sai dù chỉ 1 đồng

Mỗi NH mở 1 TK ngân hàng

- Chứng từ báo có, báo nợ liên quan đến tiền mặt TK 1111 thì ưu tiên vào phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, không vào phiếu BN, BC của NH nữa

- Báo nợ của NH -> báo có của Cty -> là phiếu thu tiền NH. luôn luôn là Nợ TK1121 Nội dung: Thu tiền …..

- Báo có của NH -> báo nợ của Cty -> là phiếu chi tiền NH. luôn luôn là Có TK 1121 Nội dung: Chi tiền ……

- Các TH của phiếu báo có (Thu tiền ngân hàng): Thu tiền của khách hàng

* Thu tiền bán chụi (ở phiếu xuất kiêm hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn dịch vụ)

Nợ TK 1121 (cụ thể từng NH)

Có TK 131 (cụ thể từng KH)

 

* Thu tiền bán trực tiếp

Nợ TK 1121 (cụ thể từng NH)

Có TK 511

Có TK 3331

 

+ Thu tiền lãi TGNH

Nợ TK 1121 (cụ thể từng NH)

Có TK 515

 

+ Thu tiền ký quỹ, ký cược

Nợ TK 1121 (cụ thể từng NH)

Có TK  244

 

+ Thu tiền vay ngắn hạn, vay dài hạn

Nợ TK 1121 (cụ thể từng NH)

Có TK 341 (cụ thể từng NH, KH)

 

- Các TH của phiếu báo Nợ (Chi tiền ngân hàng): Chi tiền trả người bán

* Chi tiền mua chịu (ở phiếu nhập kho, phiếu kế toán)

Nợ TK 331 (cụ thể từng KH)

Có TK 1121 (cụ thể từng NH)

* Chi tiền mua trực tiếp

Nợ TK 6421, 6422, 154 (Dùng cho QLDN, Bán hàng, hay PX Theo TT 133)

Nợ TK 642, 641, 627, 622, 621 (Chi tiết TK  Theo TT 200)

Nợ TK 1331

Có TK 1121 (cụ thể từng NH)

+ Chi tiền lãi vay NH

Nợ TK 635

Có TK 1121 (cụ thể từng NH)

+ Chi tiền ký quỹ, ký cược

Nợ TK 244

Có TK 1121 (cụ thể từng NH)

 

+ Chi tiền trả gốc vay ngắn hạn, vay dài hạn

Nợ TK 311, 341 (cụ thể từng NH, KH)

Có TK 1121 (cụ thể từng NH)

 

+ Chi tiền phí chuyển tiền  (các khoản phải trả phí cho NH)

Nợ TK 6422 (Theo TT 133)

Nợ TK 6427 (Theo TT 200)

Nợ TK 1331

Có TK 1121 (cụ thể từng NH)

+ Chi tiền lương

Nợ TK 334 (cụ thể từng phòng ban)

Có TK 1121 (cụ thể từng NH)

4. PHIẾU THU, CHI TIỀN MẶT

- Phiếu thu: luôn luôn là Nợ 1111. Nội dung bắt đầu Thu tiền

- Phiếu chi: luôn luôn là Có 1111.  Nội dung bắt đầu Chi tiền

- Kèm theo phiếu thu, chi là chứng từ gốc.

- Các TH của phiếu thu tiền mặt: Thu tiền của khách hàng

* Thu tiền bán chịu (ở phiếu xuất kiêm hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn dịch vụ)

Nợ TK 1111

Có TK 131 (cụ thể từng KH)

 

* Thu tiền bán trực tiếp (Thường dưới 20tr)

Nợ TK 1111

Có TK 511

Có TK 3331

+ Thu tiền hoàn tạm ứng

Nợ TK 1111

Có TK 141

+ Thu tiền ký quỹ, ký cược

Nợ TK 1111

Có TK  244

+ Thu tiền lãi cho vay

Nợ TK 1111

Có TK 515

+ Thu tiền vay ngắn hạn, vay dài hạn

Nợ TK 1111

Có TK  341 (cụ thể từng NH, KH)

- Các TH của phiếu Chi tiền mặt: Chi tiền trả người bán

* Chi tiền mua chụi (ở phiếu nhập kho, phiếu kế toán)

Nợ TK 331 (cụ thể từng KH)

Có TK 1111 (cụ thể từng NH)

* Chi tiền mua trực tiếp

Nợ TK 6421, 6422, 154 (Dùng cho QLDN, Bán hàng, hay PX Theo TT 133)

Nợ TK 642, 641, 627, 622, 621 (Chi tiết TK  Theo TT 200)

Nợ TK 1331

Có TK 1111

+ Chi tiền lãi vay

Nợ TK 635

Có TK 1111

+ Chi tiền ký quỹ, ký cược

Nợ TK 244

Có TK 1111

 + Chi tiền trả gốc vay ngắn hạn, vay dài hạn

Nợ TK 341 (cụ thể từng NH, KH)

Có TK 1111

+ Chi tiền lương

Nợ TK 334 (cụ thể từng phòng ban)

Có TK 1111

5. PHIẾU PHẬP

- Luôn bắt đầu: Nhập

VD: Nhập thiết bị điện, nhập thép đầu tấm.

- Phân loại vật tư, hàng hoá, thành phẩm theo tài khoản, theo nhóm

VD: Xe đầu kéo vào nhóm xe đầu kéo, TK hàng hoá - TK 156

- Nhập của nhà cung cấp có giá trị > 20tr chưa thanh toán tiền ngay -> vào mã của nhà cung cấp đó (TH này thanh toán bằng chuyển khoản qua NH)

Nợ TK 152, 156, 155

Nợ TK 1331

Có TK 331 (Chi tiết từng NB)

- Nhập của nhà cung cấp có giá trị < 20tr đã thanh toán tiền -> vào mã của nhân viên cung ứng (người đi mua VT về cho Cty) TH này thanh toán ngay ở PC

Nợ TK 152, 156, 155

Nợ TK 1331

Có TK 141 (Chi tiết từng CBCNV)

6. PHIẾU XUẤT (XUẤT KHO VT CHO SP,  CT)

- Luôn bắt đầu: Xuất CT nào – Chủ đầu tư

VD: Xuất bán xe ôtô đầu kéo - Cty Hoàng Cường

Xuất VT lắp đặt CT Đình Vũ - Cty Kinden

- Mỗi 1 CT phải mở mã vụ việc riêng cho từng CT đó

VD: Xe đầu kéo vào nhóm xe đầu kéo, TK hàng hoá - TK 156

- Xuất lượng VT cho CT dự trên báo giá, dự toán. quyết toán

- Xuất . (Theo TT 200)

Nợ TK 621,627,641,642 (Chi tiết theo tiều khoản)

Có TK 152,153,155,156

- Xuất . (Theo TT 133)

Nợ TK 154,642

Có TK 152,153,155,156

7. PHIẾU XUẤT KHO KIÊM HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG)

- Luôn bắt đầu: Xuất bán.. cái gì ai mua

VD: Xuất bán xe ôtô đầu kéo - Cty Hoàng Cường

- Xuất lượng VT, HH theo hàng tồn kho trên hoá đơn

- Xuất bán.

Nợ TK 131

Có TK 511

Có TK 3331

8. PHIẾU KẾ TOÁN

- Dùng để hạch toán các loại phiếu không thuộc chuyên ngành trên, là loại phiếu tổng hợp

- Diễn giải trọng tâm, ngắn gọn, đủ ý

- TÍNH LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG:

* Lưu ý:

- Tính lương cố gắng tránh thuế TNCN:

+ Kê khai mã số thuế TNCN của từng người lao động

+ Từ 31/12/2008 trở về trước người có thu nhập > 5trđ/tháng thì phải nộp thuế TNCN là 10%

+ Từ 01/01/2009 áp dụng kê khai quyết toán thuế TNCN 1 năm 1 lần, người LĐ phải đăng ký mã số thuế TNCN. (6 tháng đầu năm 2009 được miễn giảm thuế TNCN - không phải kê khai nộp thuế) người LĐ trực tiếp được giảm trừ cho cá nhân là 4trđ/tháng/người, giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc (bố me, anh chị em ruột, vợ con không có khoản thu nào phải sống phụ thuộc) được giảm trừ 1,6trđ/tháng/người.

+ Bảng chấm công (nếu có): lưu ý làm thêm giờ ngày thường tính hệ số 1.5, làm thêm giờ ngày chủ nhật tính hệ số 2, làm thêm giờ ngày lễ, tết tính hệ số 3.

+ Bảng tính lương dùng triệt để công thức.

+ Phụ cấp xăng xe, thẻ điện thoại, trách nhiệm, phụ cấp khác  tính hết vào lương để tính thuế TNCN trừ các khoản BHXH, BHYT, BHTN

+ Bảng tính lương, trích luôn BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ phải khớp sổ với bên BHXH:

Từ ngày 01/06/2017 áp dụng (theo lương đóng BHXH)

BHXH trích nộp 25.5% trong đó Cty nộp 17.5%, người LĐ nộp 8%

BHYT trích nộp 4,5% trong đó Cty nộp 3%, người LĐ nộp 1,5%

BHTN trích nộp 2% trong đó Cty nộp 1%, người LĐ nộp 1%

KPCĐ trích nộp 2% trong đó Cty nộp 2%

+ Tính tiền lương T01/11, VP, PX

Nợ TK 6421, 6422, 154 (Theo TT 133)

Nợ TK 622, 6271, 6421, 6421 (Theo TT 200)

Nợ TK 334 (cụ thể từng phòng ban)

 

+ Trích nộp BHXH (17.5%), BHYT (3%), BHTN (1%), KPCĐ (2%) vào CPCT

Nợ TK 6421, 6422, 154 (Theo QĐ 48) – 23.5%

Nợ TK 622, 6271, 6421, 6421 (Theo QĐ 15) – 23.5%

Có TK 3382 - 2%

Có TK 3383  -  21.5%

 

+ Trích nộp BHXH (8%), BHYT (1.5%), BHTN (1%) T01/17 vào lương

Nợ TK 334 - 10.5%

Có TK 3383 - 10.5%

- Khấu hao TSCĐ, Phân bổ chi phí trả trước

Thời gian tính khấu hao TSCĐ:

- Thiết bị điện tử, đồ dùng VP:  từ 3 năm - 5 năm

- Máy móc thiết bị dùng cho sản xuất:  từ 3 năm - 7 năm

- Phương tiện vận tải:  từ 3 năm - 10 năm

- Nhà cửa cấp 4: từ 3 năm - 15 năm

- Nhà cửa kiên cố: từ 7 năm - 25 năm

+ Tính Khấu hao TSCĐ quý 1/17

Nợ TK 6421, 6422, 154 (Theo TT 133)

Nợ TK 6274, 6424, 6424 (Theo TT 200)

Có TK 214

+ Phân bổ CP trả trước dài hạn quý 1/17

Nợ TK 6421, 6422, 154 (Theo TT 133)

Nợ TK 6274, 6424, 6424 (Theo TT 200)

Có TK 242

+ Phân bổ CP trả trước ngắn hạn quý 1/17

Nợ TK 6421, 6422, 154 (Theo TT 133)

Nợ TK 6274, 6424, 6424 (Theo TT 200)

Có TK 142

+ Nhận nợ tiền . (Mua chịu chưa trả tiền)

Nợ TK 6421, 6422, 154 (Theo TT 133)

Nợ TK 6274, 6424, 6424 (Theo TT 200)

Nợ TK 1331

Có TK 331 (Chi tiết từng đối tượng)

+ Vay tiền của NH trả cho Cty A (Có thể làm ở phiếu bù trừ công nợ - nếu có)

Nợ TK 331(Chi tiết từng đối tượng)

Có TK 311(Chi tiết từng đối tượng)

+ Kết chuyển cuối kỳ bằng tay thuế GTGT theo số nhỏ hơn (so sánh tổng p/s N1331 và tổng p/s C3331)

Nợ TK 3331: k/c theo số tiền phát sinh của

Có TK 1331

- Kết chuyển doanh thu bán hàng

Nợ TK 511

Có TK 911

- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính

Nợ TK 515

Có TK 911

 - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TT 200)

Nợ TK 154

Có TK 621

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (TT 200)

Nợ TK 154

Có TK 622

- Kết chuyển chi phí sản xuất chung (TT 200)

Nợ TK 154

Có TK 627

- Kết chuyển chi phí sản xuất KD dở dang

Nợ TK 632

Có TK 154

- Kết chuyển giá vốn hàng bán

Nợ TK 911

Có TK 632

(TH bán hàng hoá, vật tư sẽ xuất hiện Nợ TK 632, có TK 156, 152..)

- Kết chuyển chi phí tài chính

Nợ TK 911

Có TK 635

- Kết chuyển chi phí bán hàng

Nợ TK 911

Có TK 641

- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 911

Có TK 642

- Kết chuyển kết quả kinh doanh

+ Nếu lãi, tính chi phí thuế TNDN

Nợ TK 821

Có TK 3334

Kết chuyển chi phí thuế TNDN

Nợ TK 911

Có TK 821

Kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Nợ TK 911

Có TK 421

 

+ Nếu lỗ

Nợ TK 421

Có TK 911

 

9. QUYẾT TOÁN THUẾ

- TK 1111, 1121 Tổng số dư đầu năm & tổng số dư cuối năm ở “Bảng cân đối tài khoản “ luôn luôn = “Bảng cân đối kế toán” = “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”

- Các TK công nợ 131, 136, 141, 311, 331, 341 ...... ở “Bảng cân đối tài khoản “ luôn luôn = “ Bảng tổng hợp công nợ” = “ Băng chi tiết công nợ”

+ Hoá đơn < 20tr tốt nhất nhập xuất, thu, chi bằng tiền mặt trùng với ngày của hoá đơn

+ Hoá đơn > 20tr tốt nhất nhập xuất trùng với ngày của hoá đơn, không được thu chi bằng tiền mặt. Khi chuyển khoản tốt nhất ghi rõ chuyển tiền theo HĐ nào

Lưu ý: Nếu có Cty nội bộ thì ngày thu chi, nhập xuất liên quan đến cộng nợ nên để trùng ngày, trùng số lượng, trùng tiền (TH sai lệch thì phải điều chỉnh ghi rõ lý do nhầm lẫn)

- TK thuế 1331, 3331, 3334.. ở “Bảng cân đối tài khoản “ luôn luôn = “Bảng cân đối kế toán” = “Tờ khai thuế”

Lưu ý: Nếu có chệnh lệch phải ghi chú nguyên nhân và điều chỉnh vào năm sau

- Chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn TK 142, TK 242 ở “Bảng cân đối tài khoản “ luôn luôn = bảng trích CP trả trước ngắn hạn, dài hạn

- TK 152, TK 153, TK 156 ở “Bảng cân đối tài khoản “ luôn luôn = “Tổng hợp nhập xuất tồn”

- TK 632 nếu có SP, CT phải chi tiết theo từng SP, CT

- TK 211, TK 213, TK 214 ở “Bảng cân đối tài khoản “ luôn luôn = “Bảng trích khấu hao TSCĐ”

- TK 241 xây dựng cơ bản dở dang nên theo dõi chi tiết  theo từng Công trình, photo hoá đơn kèm theo.

- TK 334 trùng với QT thuế thu nhập cá nhân, lưu ý hồ sơ giảm trừ gia cảnh (Nếu có)

No comments :